Nói đến cửa bức bàn ta nghĩ ngay đến cấu kiện tiêu biểu trong kiến trúc của những ngôi nhà gỗ cổ truyền. Loại cửa truyền thống này không chỉ có công năng che mưa chắn nắng mà nó còn mang ý nghĩa về văn hóa sâu sắc. Để hiểu rõ hơn về cấu kiện độc đáo này chúng ta cùng đến với bài viết dưới đây.
Xem video về quá trình lắp cửa bức bàn trong căn nhà gỗ 3 gian
1. Khái niệm về cửa bức bàn
Cửa bức bàn hoặc ở nhiều địa phương khác còn gọi với cái tên cửa bích bàn là loại cửa được làm hoàn toàn bằng gỗ. Nói đến loại cửa này, người ta sẽ nghĩ ngay đến cấu kiện không thể thiếu trong các ngôi nhà gỗ cổ truyền. Nó giống như một bức tường ngăn cách không gian bên trong với không gian bên ngoài căn nhà gỗ truyền thống.
Cửa bức bàn trong căn nhà gỗ cổ truyền không chỉ mang công năng bảo vệ, che chắn thông thường. Loại cửa này còn có tác dụng giúp gia tăng giá trị thẩm mỹ cho căn nhà gỗ. Điều này được thể hiện qua những nét chạm khắc thủ công tinh tế trên cánh cửa. Các họa tiết, hoa văn được sử dụng chạm trổ còn mang những ý nghĩa may mắn, biểu trưng cho sự phú quý, thịnh vượng an lành. Và đặc biệt hơn cả, cửa bức bàn còn thể hiện một nét văn hóa hết sức tốt đẹp trong truyền thống của người dân Việt Nam.
>Xem thêm điểm nổi bật của nét nhà gỗ lim 3 gian
2. Đặc điểm cửa bức bàn
Cửa bức bàn có những đặc điểm rất khác so với những mẫu cửa được sử dụng trong các căn nhà hiện đại. Điểm khác biệt đáng nói đến đầu tiên đó là cấu tạo của cửa.
Cấu tạo cửa
Đối với loại cửa truyền thống dùng trong nhà gỗ này có một đặc điểm khá nổi bật, toàn bộ các cánh cửa đều phải là số chẵn: 2,4,6,… Số cánh thường được dùng phổ biến hơn cả trong bộ cửa là 4 cánh. Tùy vào kích thước từng gian nhà mà kích thước cửa bước bàn cũng sẽ được thiết kế phù hợp nhất. Đối với những nhà gian hẹp, kích thước của bức bàn sẽ nhỏ hơn với ít số cánh hơn, còn đối với những gian nhà rộng, trải dài số cánh của cửa bức bàn sẽ nhiều hơn.
Trên cánh cửa sẽ chia thành 5 phần bao gồm 3 lá cổ và 2 pano. Chạy theo chiều dọc của cửa, hướng từ trên xuống dưới lá cổ và pano được phân bố như sau: Lá cổ sẽ bố trí ở trên cùng, dưới cùng và chính giữa cánh cửa. Lá cổ là phần hình chữ nhật nằm ngang với những chi tiết chạm khắc nhẹ nhàng hoặc đôi khi để trống trên cửa.
Còn pano là phần hình chữ nhật thẳng đứng với diện tích lớn. Trên pano những họa tiết chạm khắc sẽ cầu kỳ hơn lá cổ. Tuy nhiên, thiết kế phần pano phía trên cũng có sự khác biệt. Ở một số loại cửa sẽ chạm khắc họa tiết, một số loại cửa khác sẽ làm thành những chấn song dọc thẳng điêu khắc hình dáng đẹp mắt.
Phần pano phía trên sẽ được chạm trổ họa tiết ngũ phúc lâm môn, còn pano phía dưới chạm tranh tứ quý (tùng, cúc, trúc, mai), đào lê thủ lựu, hoa sen,… Đây đều là những họa tiết mang ý nghĩa tốt lành, may mắn, phú quý.
Khác với những loại cửa hiện nay được sử dụng phổ biến trong các căn nhà hiện đại với bản lề bằng kim loại liên kết các cánh cửa với nhau. Để liên kết các cánh cửa, ở giữa hai cánh là hệ thống cối quay. Cối quay này có nhiều ưu điểm hơn so với bản lề của cửa hiện đại. Nó có thể tháo rời và lắp lại rất dễ dàng khi mang cửa di chuyển từ nơi này qua nơi khác. Ngoài ra sử dụng cối quay cho cửa bức bàn giúp cho cánh cửa không bị xệ, xô lệch.
Nhắc đến cửa bức bàn không thể nào quên khóa cửa được thiết kế dưới dạng then cài rất đặc trưng. Loại then cài này thường được đúc bằng kim loại để gia tăng tính chắc chắn cho căn nhà và được cài ở cả bên trong cũng như bên ngoài cửa. Tuy nhiên hiện nay để nâng cao tính an toàn cho căn nhà gỗ gia chủ thường lắp các khóa bằng kim loại.
Phân loại cửa
Cửa bức bàn được sử dụng trong căn nhà gỗ cổ truyền với hai loại là cửa ghép và thượng song hạ bản. Đối với loại cửa bức bàn ghép thường được sử dụng trong các ngôi nhà gỗ truyền thống để ở như nhà 3 gian, 5 gian, từ đường,…
Còn cửa bức bàn thượng song hạ bản thường được dùng tại các nhà gỗ cổ truyền mang yếu tố thờ tự như đình, đền, chùa… Đối với cửa bức bàn ghép, phần lá cổ và pano sẽ được chạm trổ những hoa văn mang ý nghĩa tốt đẹp.
Còn với loại cửa bức bàn thượng song hạ bản, pano phía trên sẽ đục những thanh song dọc tạo thành những ô thoáng trên cửa. Những thanh song hoặc đục thẳng trơn hoặc cũng có nơi khắc chạm chi tiết đẹp mắt. Lá cổ và phần pano phía dưới được trổ họa tiết đẹp mắt.
Chất liệu
Chất liệu thường được dùng làm loại cửa truyền thống này là: lim, gõ đỏ, gụ, trắc, hương,… Đây đều là những loại gỗ thích hợp làm cửa với những đặc tính như: độ cứng cao, chịu nhiệt tốt, ít khả năng bị mối mọt so với những loại gỗ khác.
Một căn nhà gỗ cổ truyền sử dụng loại gỗ nào để làm nhà thì cửa cũng làm bằng loại gỗ đó để đồng bộ khối công trình. Ví dụ như một căn nhà cổ truyền được làm bằng gỗ lim thì cửa bức bàn cũng là gỗ lim. Hoặc căn nhà làm bằng gỗ gõ đỏ thì cửa bức bàn cùng là loại gỗ này.
3. Ý nghĩa cửa bức bàn đối với nhà gỗ cổ truyền
Cửa bức bàn là loại cửa vừa mang ý nghĩa về mặt đời sống vừa mang ý nghĩa về mặt văn hóa trong kiến trúc nhà gỗ đặc biệt là nhà gỗ cổ truyền. Một căn nhà với bộ cửa bức bàn vững chãi tạo cảm giác an toàn cho các thành viên sinh sống trong gia đình. Trong phong thủy, đây còn là loại cửa có ý nghĩa đón tài lộc, may mắn vào nhà. Điều này được thể hiện qua những hoa văn chạm khắc trên phần lá cổ và pano.
Đặc biệt với thiết kế nhà gỗ cổ truyền, phần ngưỡng cửa mang trong đó một nét văn hóa truyền thống rất đẹp của người Việt. Ngưỡng cửa là phần ranh giới phân chia khoảng không bên trong và bên ngoài căn nhà được xây với một độ cao thích hợp. Mục đích này giúp khi bước ra ngoài hoặc bước vào trong căn nhà người đi phải chú ý nhìn xuống dưới chân của mình tránh vấp ngã. Khi đó đầu sẽ cúi xuống, hành động cúi đầu đồng thời thể hiện sự tôn trọng của người bước vào với gia tiên, gia chủ.
Ngoài ra, khi quét nhà gặp phải ngưỡng cửa sẽ dừng lại để hót rác chứ không hất luôn ra bên ngoài. Điều này mang ý nghĩa biểu thị cho những thứ dù tốt, dù xấu vẫn còn ở trong căn nhà của mình.
Cửa bức bàn được xem là là bước giao giữa không gian bên trong và không gian bên ngoài căn nhà gỗ cổ truyền. Nó không chỉ mang trong mình công năng của một chiếc cửa mà còn có giá trị về mặt thẩm mỹ tạo dựng bộ mặt cho căn nhà. Nếu bạn đang quan tâm thi công một ngôi nhà gỗ cổ truyền thống với những bộ cửa bức bàn đẹp thì nhà gỗ Phúc Lộc sẽ là một lựa chọn uy tín và không thể bỏ qua. Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn rõ hơn về thi công nhà gỗ cổ truyền.
Làm nhà gỗ 3 gian ở đâu thì chất lượng và uy tín
Nếu bạn đang tìm một địa chỉ chuyên thi công nhà gỗ 3 gian cổ truyền uy tín và chất lượng. Thì chúng tôi xin giới thiệu đến quý vị và các bạn đơn vị nhà gỗ Phúc Lộc. Cơ sở chuyên thi công nhà gỗ được nhiều gia chủ lựa chọn hiện nay.
Tại đây các hạng mục luôn rõ ràng, đặc biệt hơn quý vị và các bạn sẽ được thăm quan xưởng và nhà mẫu trước khi thực hiện công trình. Đội ngũ kiến trúc sư cũng rất chất lượng, am hiểu sâu về kiến trúc cổ truyền Bắc Bộ.
Từ những thông tin trên mong rằng các bạn đã phần nào hiểu được về đặc điểm nổi bật của nét nhà gỗ lim 3 gian cổ truyền. Nếu các bạn đang dự định thực hiện kiểu nhà này, hãy liên hệ ngay với chúng tôi ngay hôm nay.
> Tham khảo Kiến thức nhà gỗ