Kiến trúc nhà gỗ cổ truyền Bắc Bộ có điều gì độc đáo

Trong kiến trúc nhà ở nước ta ở mỗi vùng miền lại có những kiểu nhà đặc trưng khác nhau. Và ở miền Bắc thì không thể không nhắc đến nhà gỗ cổ truyền Bắc Bộ. Một kiến trúc điển hình đại diện cho những người dân Bắc Bộ giản dị và mộc mạc. Vậy thì hãy cùng nhau khám phá mẫu nhà này từ bài viết sau đây.

Nhà gỗ cổ truyền Bắc Bộ là gì?

Kiến trúc ở một vùng miền nhất định thường bị ảnh hưởng bởi điều kiện thời tiết và khí hậu nơi đó. Từ đó nên hình thành nên kiến trúc bản địa và nhà gỗ cổ truyền Bắc Bộ là một hình thức như thế. Nhà gỗ cổ truyền Bắc Bộ được phân bố chủ yếu ở các làng quê. Kết cấu nhà được thiết kế với không gian thông thoáng, không có vách ngăn tạo sự kết nối giữa các thành viên trong gia đình.

Người ta phân loại nhà gỗ cổ truyền thành các gian chái khác nhau, có thể là 3 gian, 5 gian, 7 gian. Tùy vào nhu cầu sử dụng và điều kiện kinh tế của từng gia đình. Hệ thống mái của nhà gỗ cổ truyền có độ dốc vừa phải, được lợp ngói ta thủ công tạo sự cổ kính và nét xưa cũ. Các cấu kiện được liên kết với nhau bởi các mộng tạo sự vững chắc và bền bỉ cho ngôi nhà.

Một căn nhà gỗ cổ truyền Bắc Bộ có tuổi thọ cao (nguồn internet)
Một căn nhà gỗ cổ truyền Bắc Bộ có tuổi thọ cao (nguồn internet)

Ưu điểm của nhà gỗ cổ truyền Bắc Bộ

Trong những năm gần đây ngôi nhà gỗ cổ truyền được rất nhiều người lựa chọn. Bởi ưu điểm nổi trội của mẫu nhà này đã đem đến cho người sinh sống trong ngôi nhà cảm giác thư giãn.

  • Thân thiện với môi trường, gần gũi với tự nhiên nhờ chất liệu làm bằng gỗ tự nhiên. Khiến cho ngôi nhà gỗ cổ truyền Bắc bộ luôn mát mẻ vào mùa hạ và ấm áp vào mùa hè.
  • Không gian mở, giúp gắn kết các thành viên trong gia đình với nhau.
  • Tuổi thọ của một căn nhà gỗ cổ truyền luôn cao hơn những căn nhà hiện đại. Bền bỉ theo thời gian, trong thực tế đã có những căn nhà gỗ Bắc Bộ tồn tại hàng trăm năm.

Đặc điểm về kiến trúc nhà gỗ cổ truyền

Về cấu trúc

Theo kinh nghiệm tự nhiên và phong thủy thì nhà gỗ cổ truyền thường đặt theo hướng Nam và Đông Nam. Mục đích là chống nóng về mùa hè và lạnh lẽo vào mùa đông. Mặt bằng nhà sẽ có hình chữ nhật gồm 3 gian 2 chái. Không có vách ngăn nên khoảng không gian chung luôn rộng rãi. Hệ thống kết cấu bao gồm: hệ thống cột nhà to, xà, kẻ, quá giang, câu đầu, con rường, con lợn, xà…

Về công năng

Chức năng của từng gian sẽ được phân ra rất rõ ràng và cụ thể từng chức năng . Gian chính bao giờ cũng làm nơi thờ cúng tổ tiên. Các gian còn lại là nơi để nghỉ ngơi, sinh hoạt cá nhân, tiếp khách, chứa đựng đồ đạc.

Về thẩm mỹ

Những hoa văn được đục chạm trên nếp nhà gỗ đều được đánh giá cao. Các hoa văn phổ biến bao gồm: hoa lá, các con giống, bức tranh tứ quý, tứ linh. Mỗi hoa văn và họa tiết đều chứa đựng nhiều ý nghĩa thiết thực. Tăng tính thẩm mỹ cho ngôi nhà, đồng thời cũng giáo dục con cháu về những giá trị văn hóa mà cha ông ta để lại.

Những điều cần lưu ý khi xây dựng nhà gỗ cổ truyền Bắc Bộ

Căn nhà gỗ muốn được hoàn thành và đi vào sử dụng một cách bền bỉ. Hãy chú ý một số những điểm sau đây khi xây dựng nhà gỗ.

  • Chuẩn bị trước về mặt tài chính: Quý vị nên chuẩn bị khoản kinh phí thật chu đáo để quá trình thi công xây dựng nhà gỗ bị gián đoạn. Đây cũng là những lưu ý mà nhiều gia chủ cần có sự chuẩn bị tốt.
  • Tham khảo và xem xét kỹ chất liệu: Để đảm bảo căn nhà gỗ kẻ truyền Bắc Bộ được chắc chắn và có độ bền theo thời gian. Thì quý vị nên cân nhắc kỹ việc lựa chọn gỗ. Các loại gỗ lựa chọn phải đảm bảo yêu cầu về chất lượng, tính thẩm mỹ.
  • Mẫu thiết kế nhà gỗ cổ truyền: Điều này cũng vô cùng quan trọng. Mỗi một gia đình sẽ có những gu thẩm mỹ khác nhau, phong cách khác nhau. Thế nhưng vẫn phải đảm bảo nhu cầu sinh hoạt và thờ cúng. Đây là nhu cầu chính và tối thiểu cần phải có.

Tổng hợp những thông tin trên đây, mong rằng quý vị đã thấy được một số điểm độc đáo của công trình nhà gỗ cổ truyền Bắc Bộ. Đây là tinh hoa về kiến trúc cổ truyền được gìn giữ qua nhiều thế hệ.

 

 

About the author

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *