Lễ cất nóc nhà gỗ cổ truyền là một công đoạn đóng vai trò then chốt trong làm nhà. Cất nóc được diễn ra hết sức trang trọng, nghiêm túc báo cáo với tổ tiên về công đoạn làm nhà gỗ. Hãy cùng xem quy trình cất nóc và ý nghĩa của nghi lễ nào ở chi tiết bài viết dưới đây.
Video lễ cất nóc nhà gỗ lim 3 gian
Lễ cất nóc nhà gỗ cổ truyền là gì?
Nghi lễ cất nóc hay còn gọi là Thượng Lương nhà gỗ. Đây chính là sự kiện phổ biến khi làm nhà cổ truyền. Trong dân gian cất nóc đóng vai trò to lớn. Bởi một phần người xưa quan niệm rằng nhà gỗ cổ truyền là nơi chắc chắn, có thể che nắng che mưa. Vì vậy không thể xảy ra sai sót khi bắt đầu cất nóc. Mà theo tâm lý của người xưa sẽ đồng nghĩa với việc vận mệnh không tốt.
Quá trình chuẩn bị lễ cất nóc nhà gỗ
- Đồ cúng của nghĩa lễ cất nóc sẽ bao gồm: xôi gà, rượu nước, gạo muối, bình hoa, mâm ngũ quả…Về ngày giờ cất nóc được xem xét đều là những ngày tốt, giờ đẹp và hợp với mệnh của gia chủ. Sau khi khâu chuẩn bị đã xong thì gia chủ sẽ bắt đầu thực hiện nghi lễ cất nóc.
- Thanh nóc của nhà gỗ cổ truyền được bọc trong vải đỏ và kê trước mâm lễ cúng. Trên thanh nóc có ghi ngày giờ cất nóc và hoàn thành ngôi nhà. Để con cháu sau này có những thông tin về căn nhà gỗ cổ truyền.
- Người tham gia lễ cất nóc bao gồm: gia chủ, đơn vị thi công, bác thợ cả và toàn bộ đội thợ, gia đình, bà con hàng xóm…Nghi lễ được thực hiện bởi bác thợ cả và chủ nhà. Sau lễ cúng thì bác thợ cả và chủ nhà sẽ lần lượt lên phần mái để thực hiện nghi thức gác thanh thượng lương lên nóc nhà.
- Bên dưới thì nhiều người đốt pháo thể hiện niềm hân hoan và sự tươi mới khi đã xong nghi lễ này. Sau đó mọi người liên hoan thân mật với nhau trong nghi lễ cúng cất nóc.
Ý nghĩa của lễ cất nóc nhà cổ truyền
- Cũng như nhiều nghi lễ khởi công và động thổ khác thì cất nóc được thực hiện với mục đích là mong mọi điều may mắn và thuận lợi đến với công trình. Vì thế cho nên gia chủ thường sẽ rất thành tâm trong nghĩ lễ này.
- Đồng thời nghi lễ cất nóc còn mang ý nghĩa tâm linh to lớn, buổi lễ này diễn ra suôn sẻ sẽ giúp cho tâm lý con người được an tâm hơn. Và từ đó họ có thể tiếp tục công trình với tâm lý được thần linh phù hộ mà dốc lòng thực hiện.
- Cất nóc còn là một trong những truyền thống tốt đẹp trong làm nhà cổ truyền. Đây là tinh hoa mà chúng ta cần gìn giữ trong nhân loại. Người xưa có câu “con không cha như nhà mất nóc” ám chỉ tầm quan trọng của nóc nhà được ví như người cha trụ cột của gia đình. Vì thế trong bất cứ công trình nhà gỗ truyền thống nào cũng nên thực hiện nghi lễ cúng cất nóc nhà gỗ.
Từ những nội dung trên đây chúng ta đã hiểu được tầm quan trọng của lễ cất nóc nhà gỗ cổ truyền. Đây là một nghi lễ quan trọng và không thể thiếu ở nhà gỗ.